Uống rượu mật ong có tốt không?

Mật ong từ xa xưa đã là bài thuốc chữa bệnh được dan gian ưa chuộng bởi nó sở hữu rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe người dùng. Thế nhưng, khi pha rượu chung với mật ong liệu có tốt không? Để biết được việc uống hỗn hợp này tác dụng như thế nào, hãy cùng matonghoacaphe.net theo dõi bài viết dưới đây.

Rượu mật ong

Rượu mật ong

Mật ong là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, là chất kháng sinh tự nhiên  có chứa các hoạt chất như: axit amin, vitamin và khoáng chất. Theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, có thể giúp nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện, giải độc. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp kháng khuẩn, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện quá trình chuyển hóa lượng đường trong cơ thể và kéo dài tuổi thọ, thậm chí còn chống được cả ung thư. 

Hệ tim mạch sẽ được bảo vệ, hàm lượng cholesterol xấu giảm nếu bạn sử dụng rượu bia đúng cách. Trong rượu bia có chứa chất cồn nên có thể kiểm soát được glucose trong cơ thể, có thể ngăn bệnh tiểu đường, giúp não hoạt động tốt hơn. 

Vì vậy, khi kết hợp rượu với mật ong được xem là loại đồ uống mang giá trị dinh dưỡng cao, có tính kháng khuẩn với hàm lượng thành phần chống oxy hóa và khoáng chất và còn có tác dụng chữa bệnh. Rượu mật ong được xem như là loại thực phẩm chức năng (sản phẩm dinh dưỡng) và được phân phối bán trên thị trường hiện nay. 

Công dụng của rượu pha mật ong

Công dụng của rượu pha mật ong

Rượu mật ong giúp làm đẹp da: các thành phần có trong hỗn hợp có thể hỗ trợ tình trạng ngứa da, trị mụn. Giúp làn da trắng hồng, mịn màng, giảm nám, tàn nhang và đồi mồi, giúp da trở nên căng bóng và tươi sáng hơn.  

Rượu mật ong có công dụng chống bức xạ và chống nắng, ngăn ngừa tình trạng lão hóa làn da giúp da khỏe mạnh và còn làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể. 

Uống rượu mật ong có công dụng cải thiện, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ mang lại một giấc ngủ sâu và tinh thần sảng khoái. Giúp khả năng hoạt động trí não linh hoạt hơn khi kết hợp với một số loại quả như: bơ, táo tàu… 

Rượu mật ong có thể giúp điều trị một số bệnh lý về tay chân như: đau nhức xương khớp, tê tay mỏi chân, bệnh thiếu máu, bổ tỳ vị, bổ huyết rất hiệu quả… 

Rượu mật ong giúp bổ sung thể lực, tăng cường đề kháng, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể, nâng cao khả năng vận động trong cơ quan nội tạng nhờ có hàm lượng vitamin và khoáng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.  

Uống rượu mật ong còn giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chất flavonoid có trong mật ong còn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu và tăng tính đàn hồi cho mạch máu. 

Rượu mật ong giúp điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, tăng cường miễn dịch cho các thành phần tế bào. 

Rượu mật ong có thể ngăn ngừa ung thư, bạn có thể kết hợp rượu mật ong với một số thực phẩm như: kỷ tử, táo đỏ, tỏi… phương thuốc này rất hiệu quả. 

Rượu mật ong giúp kháng khuẩn, chống viêm, điều trị các bệnh về đường hô hấp bởi chất chống oxy hóa trong mật ong có thể làm giảm điều trị các chứng ho, đau rát cổ họng và cảm cúm.

Ngoài ra rượu mật ong còn có thể chữa bệnh sốt rét kéo dài, bạn nên dùng hỗn hợp này với nước ấm để đảm bảo hiệu quả.

Một số lưu ý về rượu mật ong

Lưu ý: bạn cần cân nhắc khi sử dụng rượu mật ong uống, vì dù gì uống quá nhiều rượu sẽ không tốt cho cơ thể của chúng ta. Vì vậy, chỉ nên dùng một lượng nhất định. Rượu mật ong sẽ rất tốt cho sức khoẻ nếu biết sử dụng cách uống, uống với liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng. 

Cách chọn nguyên liệu: 

Để rượu mật ong phát huy được hiệu quả tốt nhất người dùng cũng cần lưu ý thêm về lựa chọn nguyên liệu chất lượng. 

Rượu: bạn nên sử dụng loại rượu ngũ cốc lên men tự nhiên, loại rượu này có mùi rất thơm và chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Rượu cũng cần đảm bảo có nồng độ là 40-60 độ, 

Mật ong: chọn đúng loại nguyên chất, việc này rất quan trọng trong việc dùng với rượu bởi nó liên quan đến mùi vị và công dụng cho sức khỏe. 

Đối tượng không nên sử dụng:

Phụ nữ đang mang thai

Người có bệnh gan nhiễm mỡ

Người có các bệnh lý liên quan tới thận, gan hoặc bị bệnh gút

Người bị dị ứng thành phần như: phấn hoa, cồn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *